Tại sao phải chia sẻ máy in ?
Máy in là một thiết bị cần thiết trong văn phòng, công ty. Trong trường hợp văn phòng bạn có nhiều máy tính, nhiều người cùng làm việc và có nhu cầu sử dụng máy in nhưng trong văn phòng chỉ có 1, 2 máy in mà thôi. Thay vì phải mua thêm nhiều máy mới, ta có thể chia sẻ máy in trong cùng một mạng cùng sử dụng để tiết kiệm chi phí.
Chia sẻ máy in là tiết kiệm cho người dùng
Trên thị trường hiện nay có nhiều máy in hiện đại, tiên tiến, thường tích hợp sẵn chức năng in qua Wifi hoặc tích hợp sẵn cổng mạng Lan để các máy dùng chung mạng đều có thể sử dụng chung máy in. Nhưng với những dòng máy in không có có wifi hay cổng mạng Lan thì làm thế nào để chia sẻ máy in cho các máy tính khác trong văn phòng ?
Chia sẻ máy in có khó không ?
Chia sẻ máy in trong mạng nội bộ là một việc vô cùng dễ dàng ai cũng có thể làm được. Hiện nay, trên mạng có rất nhiều hướng dẫn chia sẻ máy in, nhưng không phải hướng dẫn nào cũng giống nhau. Điều này gây cho người sử dụng phổ thông đắn đo, hoang mang, không biết lựa chọn và làm theo hướng dẫn nào để đạt kết quả tốt nhất.
Bây giờ mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đơn giản nhất để chia sẻ máy in trong cùng một mạng. Đây có thể được coi là cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Cách này có thể áp dụng với mọi máy in, và mọi phiên bản Window 7, 8, 8.1, hay Window 10.
Các bước cơ bản để chia sẻ máy in trong cùng mạng nội bộ
Bước 1: chuẩn bị máy chủ
- Chuẩn bị máy in kết nối với một máy tính làm máy chủ.
- Cắm dây USB kết nối máy in và máy tính, bật nguồn máy in.
- Cài đặt driver cho máy in tại máy chủ.
- In test một bản in xem máy in có vận hành bình thường không.
Lưu ý: Nếu máy in kết nối với máy chủ vẫn đang in bình thường thì không phải làm các thao tác trên.
Bước 2: cài đặt cấu hình phần mạng
2.1 => Vào [ Control Panel ]
2.2 => Chọn [ Network and Sharing Center ]
2.3 => Chọn [ Change advanced sharing settings ]
2. 4 => Click chọn [ Turn on file and printer sharing ] và [ Turn off password protected sharing ] => click [Save change]
Bước 3: tắt diệt virut và tường lửa
3.1 => Quay trở lại [ Control Panel ] => [ FireWall ]
3.2 => Chọn [ Turn windows Firewall on or off ]
3.3 => Trong phần [ Home or work (private) network location settings ] click chọn [ Turn off Windows Firewall (not recommended) ] rồi nhấn [OK]
Bước 4: Tích chọn phần cho phép chia sẻ
4.1 => Trở về [Control Panel] => [Devices and Printers]
4.2 => Click chuột phải vào biểu tượng máy in của bạn => Chọn [Printer properties]
4.3 => Chọn Tab [Sharing] => Click chọn [Share this printer] => [OK]
Bước 5: Xác định địa chỉ ip của máy chủ
5.1 Nhấn tổ hợp phím đồng thời [Window] + [R] (phím window là phím nằm giữa phím [Ctrl] và phím [Alt] trên bàn phím) => Cửa sổ Run sẽ hiện ra => Gõ “cmd“ => [OK]
5.2 => Cửa sổ [C:\windows\system32\cmd.exe] sẽ hiện ra => Gõ vào cửa sổ này “ipconfig” => [Enter]. Chọn dòng [IPv4 Address…………] và địa chỉ IP của máy chủ của bạn như phần khoanh tròn trong hình minh họa.
Ví dụ: trong hình minh họa máy chủ có địa chỉ IP là : 192.168.2.154. ( địa chỉ IP của máy chủ bạn sẽ là một số khác nhé)
Bước 6: Kết nối với máy in thông qua địa chỉ ip của máy chủ vừa tìm được
Thực hiện thao tác trên các máy tính cần kết nối với máy in
6.1 =>Trong các máy tính cần được chia sẻ máy in (không phải là máy chủ nhé) gọi là máy Client, các bạn nhấn tổ hợp phím [window] + [R] => cửa sổ Run hiện ra => Gõ “ \\ ” + “địa chỉ IP của máy chủ mà các bạn ghi lại ở bước 5.2“ => Click [OK]
6.2 => Cửa sổ sẽ hiện ra như hình, các bạn click chuột trái vào biểu tượng máy in muốn chia sẻ
6.3 => Driver của máy in sẽ được tự động cài đặt lên máy Client
6.4 => Vào [Control Panel] => [Devices and Printers]
6.5 => Các bạn sẽ thấy biểu tượng máy in được chia sẻ đã hiện ra kèm theo địa chỉ IP của máy chủ ở bên dưới máy in. Bước cuối cùng, các bạn chỉ cần click chuột phải vào biểu tượng máy in này và chọn dòng [Set as default printer] là đã Ok rồi đấy!
Vậy là chúng ta đã hoàn thành cài đặt chia sẻ và kết nối máy in trong cùng mạng nội bộ
( Ngoài cách chia sẻ kết nối máy in thông qua địa chỉ IP của máy chủ ra chúng ta có thể chia sẻ kết nối máy in trong cùng mạng thông qua Tên của máy chủ nhé, ưu điểm của chia sẻ thông qua tên máy chủ là ổn định hơn chia sẻ qua ip vì ip có thể sẽ thay đổi sau mỗi lần bật tắt máy chủ hay mạng nếu chúng ta không biết cấu hình ip động thành ip tĩnh.
Khi biết tên máy chủ chúng ta sẽ làm từ bước số 6 nhé, ta thay địa chỉ ip bằng tên máy chủ vào rồi thao tác các bước tương tự là được, nếu chưa biết xem tên của máy chủ thì bạn xem thêm bài: Cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản, dễ làm nhất rồi quay lại làm từ bước 6 là ok
Chú ý: Trong hình minh họa tôi chia sẻ máy in từ máy chủ sử dụng Window 7 Ultimate 64bit cho các máy client sử dụng Window 8.1, chia sẻ máy in trong các máy tính sử dụng các phiên bản Window khác cũng tương tự như vậy.
Ngoài
Chỉ cần làm theo 6 bước đơn giản như trên, là bạn đã có thể chia sẻ máy in trong nội bộ cùng sử dụng rồi đấy. Thật đơn giản đúng không nào. Chúc các bạn thành công nhé!
Xem Thêm: Tổng hợp 20 lỗi máy in thường gặp và cách tự khắc phục